Bí kíp đạt điểm cao môn ngữ Văn trong kì thi THPT quốc gia năm 2018

Cập nhật lúc: 02:06:59/22-06-2018 Mục tin: Ôn thi thpt quốc gia 2020


Muốn chinh phục môn ngữ Văn trong kì thi THPT quốc gia năm 2018, các em hãy lưu ý những điều sau để đạt điểm cao nhé:

1, Không học tủ

Các em không nên phán đoán tác phẩm trọng tâm rồi học tủ học vẹt. Trước ngày thi nên rà soát lại các tác phẩm đã học, vẽ sơ đồ tư duy để dễ ghi nhớ và nắm chắc nội dung chính các tác phẩm

2, Đọc kỹ đề

Thí sinh cần phải biết phần này sinh ra nhằm mục đích kiểm tra năng lực đọc và hiểu. Trong một đề có 04 câu hỏi thì mức độ khó sẽ chia đều ra: nhận biết – thông hiểu – vận dụng. Để ăn trọn 3 điểm, các em cần chú ý đọc thật kỹ ngữ liệu, gạch chân các từ khóa trong đề bài để có thể xác định được nội dung, chủ đề chính. Trình bày câu hỏi nghị luận xã hội ngắn gọn, súc tích. Các em chỉ nên dành khoảng 15 - 20 phút cho câu hỏi này. Hãy dùng bút và giấy nháp để vạch ra hệ thống luận điểm, luận cứ chính để khi viết tránh sa đề hay rơi vào kể chuyện.

3, Trình bày đúng trọng tâm câu hỏi

Không trả lời dài dòng. Phải trả lời đúng vào trọng tâm câu hỏi, đúng vào các “từ khóa” của đáp án chấm. Câu hỏi có một ý trả lời, nếu có các từ “chính/chủ yếu” thì phải trả lời 1 phương án. Các câu hỏi xác định (như phép tu từ) phải có 2 bước, gồm gọi tên (phép gì) và chỉ ra (ở đâu trong văn bản). Nếu thiếu bước sau sẽ mất nửa số điểm. Nếu đề bài yêu cầu xác phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, phép lập luận…, các em chỉ cần trả lời ngắn gọn, không trình bày dài dòng gây mất thời gian.

4, Chia thời gian để làm các câu hỏi

Trong thời gian 180 phút, các em phải viết 3 bài văn nhỏ, đáp ứng được đầy đủ, toàn diện, sâu sắc và tinh tế yêu cầu của 3 câu hỏi trong đề thi. Các em chỉ nên làm câu I trong khoảng thời gian 20 phút, vì câu này thường đơn giản, chỉ cần nắm chắc kiến thức cơ bản là có thể giải quyết đầy đủ và đạt điểm tối đa. Số thời gian còn lại, nên dành thêm cho câu II, vì trong thực tế, câu này thường khá khó và dài, phần lớn thí sinh không thể làm trọn vẹn trong 90 phút. Các em nên luyện tập để có thể mở bài, kết bài cho từng câu trong khoảng thời gian từ 5 - 7 phút. Như thế mới có đủ thời gian để triển khai ý sâu sắc và đầy đủ cho phần thân bài. Nên dành khoảng 4 - 5 phút cuối cùng của 180 phút làm bài thi, để đọc lại bài làm, rà soát các lỗi sai, nhất là lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp…, sau đó hãy nộp bài.  

5, Đặc biệt lưu ý cách làm dạng đề so sánh và liên hệ so sánh

Nếu như dạng đề so sánh thông thường, các em phải phân chia tỷ lệ 50:50, phân tích kỹ cả 2 đối tượng rồi so sánh thì với dạng liên hệ so sánh, các em cần phải phân tích kỹ đối tượng ở chương trình lớp 12, sau đó liên hệ với đối tượng ở chương trình lớp 11 để tìm điểm tương đồng và độc đáo.

Ví dụ, các em có thể tìm mối liên hệ ở các tác phẩm sau: Sóng và Vội vàngNgười lái đò Sông ĐàAi đã đặt tên cho dòng sông? và Tràng giangNgười lái đò Sông Đà và Chữ người tử tù...

Theo TTHN

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

    Bình luận